Ăn dặm truyền thống là gì?
Theo khuyến nghị của Unicef dành cho trẻ ăn dặm:
Sau 6 tháng, bé cần được bổ sung các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để có thể đáp ứng được nhu cầu.
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối theo độ tuổi của con trong vòng 2 năm đầu đời là cực kì quan trọng. Để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh trẻ cần được cung cấp năng lượng từ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt, cá, ngũ cốc, trứng, hoa quả và rau bên cạnh đó là sữa mẹ.
Trẻ nhỏ không thể ăn cùng một lúc quá nhiều trong 1 bữa. Nhưng năng lượng nạp vào hàng ngày và quá trình phát triển cơ thể cần nhiều hơn. Vì vậy, việc cung cấp một chế độ ăn đầy đủ trong suốt quá trình phát triển của con là rất cần thiết.
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, chế độ ăn của bé cần được cung cấp các loại thực phẩm tươi sạch giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng. Thức ăn nghiền (cháo) đầy đủ rau, thịt, trứng, cá, dầu mỡ có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày của con.
Ưu điểm
Một số ưu điểm vượt trội của phương pháp ăn dặm truyền thống mẹ có thể nhận được:
- Bé được ăn với số lượng lớn ngay từ đầu nên bé sẽ tăng cân tốt hơn.
- Trẻ được nhận một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối các thành phần: chất bột đường, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất theo đúng độ tuổi.
- Vì đây là phương pháp ăn dặm truyền thống nên mẹ dễ nhận được sự ủng hộ của gia đình.
- Tốn ít chi phí, các món ăn dặm được chế biến một cách đơn giản, quen thuộc.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm:
- Trong suốt quá trình đầu tập ăn dặm bé đều ăn các loại thực phẩm băm hoặc xay nhuyễn do đó khả năng ăn thô sẽ kém hơn các phương pháp khác.
- Do thức ăn thường trộn lẫn với nhau khi cho bé ăn. Nên bé khó cảm nhận được mùi vị của từng loại. Dễ dẫn tới biếng ăn, chán ăn đồng thời cũng khó kiểm soát nguy cơ dị ứng cho trẻ.
- Thướng xuyên phải ép bé ăn dễ dẫn tới rối loạn tiêu hóa, bé bị khó tiêu, đầy bụng.