Sau khi sinh con, nhiều bà mẹ không bớt đi lo âu mà phải đối mặt với câu hỏi: Nên làm như nào để bé có thể phát triển khoẻ mạnh? Thực tế, có rất nhiều bé biếng ăn, thiếu chất khiến cho các mẹ lo lắng và đặt dấu chấm hỏi cho phương pháp ăn dặm của mình. Có rất nhiều nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau và nhiều bà mẹ lựa chọn cho con ăn dặm kiểu Tây. Vậy có nên cho bé ăn dặm kiểu Tây?
Vì sao phải cho trẻ ăn dặm?
Ăn dặm được coi như bước đánh dấu cho sự phát triển của trẻ từ khi chào đời. Các mẹ ngoài cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng thức ăn rắn hơn. Việc này là hết sức cần thiết bởi vì nhu cầu năng lượng của bé đã tăng lên đến 700 calo/ngày. Hơn nữa ăn dặm là cách tốt nhất để có thể giúp bé:
- Cung cấp đủ sắt do lượng dự trữ đã không còn và các chất dinh dưỡng khác.
- Tập cho bé cách kỹ năng như kỹ năng nhai, nuốt và kích thích hệ tiêu hoá của bé phát triển.
- Tăng sự tương tác giữa ba mẹ và bé khi cho bé ăn dặm.
Nhiều ba mẹ cho rằng cho bé ăn dặm càng sớm càng tốt nhưng trước 4 tháng tuổi, hệ tiêu hoá của bé còn rất non nớt rất dễ bị dị ứng thực phẩm. Hơn nữa bé còn chưa có đủ enzyme amylase để tiêu hoá tinh bột nên bé có khả năng cao bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy rồi dần dần chán ăn, kể cả sữa mẹ. Vậy ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp bé phát triển khoẻ mạnh về cả thể chất lẫn trí tuệ.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_cho_be_an_dam_kieu_tay_goi_y_thuc_don_de_me_lua_chon_cho_be_1_1b03c0df1f.jpg)
Ăn dặm kiểu Tây là gì?
Ăn dặm kiểu Tây là phương pháp cho bé ăn dặm từ khi bé bắt đầu chuẩn bị nhú chiếc răng sữa đầu tiên, thông thường lúc đó bé khoảng 5 - 6 tháng tuổi. Mặc dù phải từ 9 - 10 tháng tuổi bé mới mọc đủ những răng cửa sữa ở giữa nhưng theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì ba mẹ đã có thể cho bé ăn dặm khi bé đủ 6 tháng tuổi. Thậm chí nếu cho bé ăn dặm quá muộn còn khiến bé chậm tăng cân chứ không phải tốt như nhiều ba mẹ nghĩ.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_cho_be_an_dam_kieu_tay_goi_y_thuc_don_de_me_lua_chon_cho_be_2_6d2740913f.jpg)
Nguyên tắc ăn dặm kiểu Tây
Dù ăn dặm theo cách nào thì các mẹ vẫn nên tuân thủ các nguyên tắc chung của ăn dặm:
- Cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm với những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức để hệ tiêu hoá của bé có thời gian dần dần thích ứng. Ví dụ như bột ngọt sẽ gần giống sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn là bột mặn.
- Không nên cho trẻ ăn nhiều ngay từ đầu mà nên từ một lượng nhỏ rồi tăng dần.
- Cung cấp cho bé đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng: Tinh bột, protein, chất béo, vitamin và chất xơ.
- Không nên ép bé ăn dặm, có thể dừng 5 - 7 ngày rồi tiếp tục nếu bé cảm thấy căng thẳng, không muốn ăn.
Về ăn dặm kiểu Tây, họ cũng đề ra những nguyên tắc chung rất khoa học:
- Hạn chế lượng muối nhiều nhất có thể vì muối không tốt cho thận của bé.
- Không dùng bột gạo, bột mì vì đây là những thực phẩm có chứa nhiều gluten không phù hợp cho hệ tiêu hoá của trẻ dưới 12 tháng tuổi. Khoai tây là lựa chọn tốt nhất.
- Hạn chế sử dụng lòng trắng trứng gà vì dễ gây dị ứng.
- Sử dụng thìa nhựa vừa miệng bé tránh sử dụng thìa kim loại rất dễ làm tổn thương miệng của bé.
- Không cho trẻ ăn khi bế mà ăn tại bàn ăn. Ăn theo khung giờ cố định giúp bé hình thành tính kỷ luật, bé không cần nhắc nhở mà tự giác thực hiện.
- Không ép ăn, đi rong, la mắng. Nếu bé không muốn ăn thì có thể đổi món, thậm chí là dừng 1 bữa để bé cảm thấy đói và sẽ ăn bù.
- Không ăn quá nhiều bữa một ngày. Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn nếu không bé sẽ bị đầy bụng và bỏ bữa chính.
- Sữa mẹ vẫn là ưu tiên hàng đầu cho trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu 12 tháng.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_cho_be_an_dam_kieu_tay_goi_y_thuc_don_de_me_lua_chon_cho_be_3_cf319970bf.jpg)